Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe?
- Người viết: thuytrang@john-partners.com lúc
- Tin tức
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, sử dụng các loại thực phẩm dễ nuốt, tiêu hóa tốt và giàu chất dinh dưỡng đến từ cá, tôm, bơ, sữa, và trái cây, rau xanh… có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân ung thư vòm họng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, góp phần giúp bệnh nhân vượt qua các điều trị đích, từ đó mở ra nhiều hi vọng cho việc kéo sự sống.
Sử dụng thực phẩm giàu vitamin A
Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A đến từ các loại trái cây và rau củ có màu vàng như: đu đủ, gấc, cam, cà rốt, khoai lang, rau bina, ớt chuông hay ớt ngọt và các loại cá như cá trích, cá hồi… có vai trò quan trọng để giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng hệ miễn dịch, giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư.
Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm giàu vitamin A có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời, giúp các tế bào ung thư không xâm lấn sang các tế bào lành trong cơ thể.
Các thực phẩm giàu vitamin A đóng vai trò quan trọng cho bệnh nhân ung thư ngay cả khi trải qua các đợt sau phẫu thuật, hóa, xạ trị để tăng sức đề kháng, giúp bệnh vượt qua quá trình điều trị đích.
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A
Sử dụng thực phẩm dễ nuốt và tiêu hóa tốt
Một trong những vấn đề bệnh nhân ung thư vòm họng gặp phải khi điều trị bằng các phương pháp hóa, xạ trị là gặp các phải các triệu chứng nuốt nghẹn, đau họng khi nuốt khi sử dụng các loại thực phẩm cứng, thậm chí ở những giai đoạn muộn khi khối u phát triển người bệnh còn có thể không ăn được gì.
Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh và người nhà hãy chú ý nên sử dụng các loại thực phẩm ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp bằng việc xay nhuyễn các loại thực phẩm từ trái cây và rau xanh, thịt các loại động vật để hạn chế việc khó nuốt, giúp người bệnh dễ ăn hơn.
Những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Sử dụng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt trắng, cá, trứng, sữa, ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc tinh chế… là những nguồn dinh dưỡng bệnh nhân ung thư vòm họng nên bổ sung hàng ngày xen kẽ với các loại thực phẩm đến từ trái cây và rau xanh.
Đây là các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch giúp bệnh nhân khỏe mạnh để vượt qua các giai đoạn điều trị xen kẽ trong quá trình điều trị bệnh.
Uống nhiều nước từ nước ép hoa quả
Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể ngay cả những người bình thường cũng như đối với bệnh nhân ung thư vòm họng.
Đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng, bên cạnh chế độ ăn uống khoa học nên bổ sung nước từ 8 – 10 ly nước/ngày và các loại nước ép trái cây, hoa quả, bởi các loại nước ép từ trái cây và hoa quả có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp giảm viêm ở những người bệnh có sức khỏe yếu.
Đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng sau khi trải qua các đợt hóa, xạ trị việc bệnh nhân không muốn ăn uống, cũng như giảm cảm giác thèm ăn, khiến cho sức khỏe rơi vào tình trạng suy kiệt, mệt mỏi, sụt cân… việc bổ sung nước từ các loại trái cây sẽ giúp bệnh nhân ung thư vòm họng thay đổi khẩu vị, thay đổi vị giác từ đó giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng, giảm cảm giác mệt mỏi.
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên bổ sung nước từ các loại trái cây, rau xanh
Đồng thời việc bổ sung các loại nước ép từ trái cây như nước ép táo, nước ép cà chua, nước ép xoài, nước ép bơ, nước ép chuối,….giàu vitamin E còn có tác dụng chống oxy hóa giúp ức chế hoạt động của gốc tự do kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể.
Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng, từ khi phát hiến và chẩn đoán mắc ung thư, cho đến khi trải qua quá trình điều trị bệnh, người bệnh luôn gặp phải các tâm trạng như buồn phiền, lo lắng, trầm cảm, tự ty…
Do vậy việc nhâm nhi một cốc nước ép từ trái cây cùng với người thân và gia đình sẽ giúp bệnh nhân thoải mái, giảm căng thẳng lo âu, bởi trong nước ép trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng kiểm soát và điều hòa trạng thái cảm xúc cho người bệnh, từ đó giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Lưu ý:
Để đảm bảo tốt cho sức khỏe khi sử dụng các loại nước ép từ trái cây cây và rau xanh, người bệnh và người thân nên chọn những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, không bị dập nát, chứa chất bảo quản độc hại. Nên mua các loại thực phẩm ở những địa chỉ uy tín, có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Trong quá trình chế biến phải đảm bảo hợp vệ sinh, các loại nước ép nên sử dụng ngay không để qua đêm khi sử dụng. Đồng thời mỗi ngày chỉ sử dụng từ 100 – 300gam trái cây để làm nước ép.
Bổ sung thực phẩm chức năng viên uống Fukujyusen
Để tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể, cùng với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh nên dùng viên uống Fukujyusen trong quá trình hỗ trợ điều trị bênh.
Đây là thực phẩm chức năng (TPBVSK) được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến được chính phủ Nhật Bản cấp 3 bằng sáng chế về phương pháp chiết xuất nước nóng tăng áp.
Thành phần trong viên uống Fukujyusen gồm: nấm linh chi sừng hươu và nấm linh chi sừng hươu lên men, Calc canxi.
Viên uống Fukujyusen có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.
Xem thêm: Có nên sử dụng viên uống Fukujyusen để tăng cường hệ miễn dịch không?
Bệnh nhân ung thư vòm họng khi sử dụng viên uống Fukujyusen sẽ có tác dụng sau:
1. Tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch giảm tối đa tình trạng mệt mỏi, chán ăn, lạnh tay chân, mất vị giác do tác dụng phụ xạ trị từ đó giúp bệnh nhân vượt qua các đợt xạ trị tiếp theo.
2. Sử dụng viên uống Fukujyusen sẽ giúp bệnh nhân điều hòa, ổn định đường huyết, mỡ máu, ổn định huyết áp từ đó giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, hệ tiêu hóa được cải thiện, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ do khả năng chống hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
3. Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng trải qua các đợt phẫu thuật, sức đề kháng bị suy giảm, hệ miễn dịch suy yếu, dẫn tới tình trạng, mệt mỏi, chán ăn… với hoạt chất Beta-glucan (1,3/1,6) từ nấm linh chi sừng hươu và nấm linh chi sừng hươu lên men sẽ góp phần chống viêm, chống virus, kiểm soát nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng sau phẫu thuật, từ đó giúp bệnh nhân ung thư vòm họng nhanh chóng phục hồi sức khỏe để đáp ứng các phác đồ điều trị đích.
4. Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng việc sử dụng Fukujyusen còn có tác dụng giảm tốc độ phát triển khối u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan trong cơ thể, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư vòm họng.
Bệnh nhân ung thư vòm họng kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Bên cạnh, bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì để tăng cường đề kháng, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp bệnh nhân vượt qua quá trình điều trị đích, việc kiêng các loại thực phẩm, đồ uống sẽ góp phần cho việc điều trị hiệu quả là điều hết sức quan trọng đối với bệnh nhân ung thư vòm họng.
Kiêng đồ uống chứa cồn và chất kích thích
Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng, để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt, người bệnh tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia, thuốc lá… bởi đây là những yếu tố khi sử dụng sẽ khiến cho tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương, khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và gây khó khăn cho việc điều trị bệnh, tăng nguy cơ tử vong…
Bệnh nhân ung thư vòm họng không nên sử dụng các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích
Kiêng thực phẩm cay nóng, chua
Việc sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, chua như: tiêu, ớt… sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh do vậy bệnh nhân ung thư không nên sử dụng các loại thực phẩm đồ cay, nóng.
Kiêng các loại thịt đỏ
Các loại thực phẩm từ thịt đỏ bệnh nhân ung thư vòm họng không nên ăn quá nhiều, bởi việc sử dụng sẽ khiến bệnh trở lên trầm trọng, nhất là những người được chẩn đoán có dấu hiệu viêm nhiễm ở khối u.
Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng, theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh nhân nên hạn chế ăn thịt đỏ (không quá 500g/tuần) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong quá trình trong và sau điều trị.
Kiêng ăn đồ mặn, nhiều đường
Trong quá trình trong và sau điều trị bệnh, bệnh nhân ung thư vòm họng không ăn mặn bởi điều này không chỉ làm mất canxi, loãng xương sớm, ảnh hưởng xấu tới thận. Việc sử dụng quá nhiều đường sẽ khiến hàm lượng đường cao, làm tăng nồng độ insulin, thúc đầy quá trình di căn ung thư nhanh hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe? Hy vọng những thông tin chia sẻ trên giúp bệnh nhân ung thư vòm họng xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể, vượt qua việc điều trị đích.
Đồng thời lựa chọn cho bản thân được loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị ung thư, tránh trình trạng sử dụng các loại thực phẩm không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.