Dinh dưỡng cho người bệnh Gout

Dinh dưỡng cho người bệnh Gout

Được cho là “bệnh nhà giàu”, ngày nay bệnh Gout ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa. Chế độ dinh dưỡng quyết định nhiều trong quá trình phòng và chữa bệnh. Dưới đây là một số gợi ý về dinh dưỡng để phòng và chữa bệnh Gout.

1. Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout là tình trạng viêm khớp thường gặp gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Khi bị Gout thường cảm thấy sưng đau các khớp chân, đặc biệt ở vị trí ngón chân cái. Các cơn đau thường dữ dội, đột ngột khiến người bệnh như cảm thấy kim châm vào các khớp.

20231016_yVnonM7n.jpg

2. Nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Nguyên nhân của tăng Axit Uric thường do yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp Purin nội sinh tăng nhiều gây tăng Axit Uric cộng với những tác nhân do ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều nhân Purin (gan, nội tạng, thịt bò, thịt chó, tôm, cua…), uống nhiều bia rượu cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Gout.

3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh Gout cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của họ. Chế độ ăn giữ  người bệnh có cân nặng ở mức độ bình thường, tránh thừa cân, béo phì cũng như tránh không bị suy dinh dưỡng . Lượng chất đạm (Protein) cần thiết cho cơ thể ở mức độ vừa phải tránh ăn quá nhiều đề giảm lượng Purin trong bữa ăn, vì Purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm.
Chắt béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nều ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, tăng mỡ máu, vì vậy. ăn vừa phải, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có.
nhiều mỡ, mà nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, oliu

4. Bệnh Gout không nên ăn gì?

Thức ăn chứ nhiều Purin sẽ tăng nguy cơ  bị cơn gút cấp, do đó nên tránh xa những loại thực phẩm: Thịt đỏ, thịt cừu, thịt chó và thịt lợn; Nội tạng như gan, óc, lòng…; Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm, cá mòi…

20231016_QD4mPETD.jpg

Tránh các loại bánh ngọt, bánh quy bởi chúng có hàm lượng dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ Axit Uric. Tránh xa các loại rau xanh có tốc độ tăng trường nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… vì chúng làm tăng tốc độ Axit Uric trong máu. Các sản phẩm có hàm lượng Fructose cao như soda và một số loại nước trái cây, kem, kẹo, đồ ăn nhanh.

Tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu, chúng là gia tăng sự tạo Axit Uric trong gan và ngăn quá trình đào thải Axit Uric tại thận Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid

5. Người mắc bệnh Gout nên ăn gì?

Lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng Purin thấp như: sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo, không béo: sữa chua, sữa tách béo…. Trái cây tươi và hoa quả nên sử dụng các loại hoa quả giàu vitamin C: dâu tây, dứa, ổi, cam… bởi chúng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. Các loại hạt như đậu phòng, ngũ cốc. Chất béo nên lựa chọn khoai tây, cơm, bánh mì, mì ống, trứng (vừa phải)…. Các loại thịt  cá, thịt gà, thịt đỏ với lượng vừa phải (khoảng 100 - 120g mỗi ngày, tùy từng tình trạng người bệnh).

Rau xanh các loại: súp lơ xanh và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh Gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành Axit Uric. Nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… vì chúng có tác dụng trung hòa Axit Uric trong máu và làm chậm sự phát triển của bệnh.

Nên uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi, giới tính… Bổ sung Vitamin C khoảng 500 - 1000 mg mỗi ngày cũng có thể giảm Axit Uric.

20231016_zk26uYgq.jpg

Dù có một chế độ ăn uống lành có thể kiểm soát lượng Axit Uric, tuy nhiên người bệnh vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dụng đều đặn. Đừng quên tuân thủ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn các cơn Gout cấp, đi khám định kì để cùng bác sĩ tìm ra cách điều trị tốt nhất cho từng người bệnh.

Nguồn: Tổng hợp từ Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Tâm An, Sức khỏe đời sống

Bài trước Bài sau