Cách Chữa Đau Mắt Đỏ Tại Nhà

Cách Chữa Đau Mắt Đỏ Tại Nhà

I. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ  là bệnh khi xuất hiện lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Đối tượng nào cũng có khả năng bị nhiễm bênh: trẻ em, người trưởng thành, người già. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch gỉ mắt của người bệnh. Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận số ca đau mắt đỏ gia tăng đột biến, có dấu hiệu phức tạp và có chiều hướng gia tăng. 

II. Nguyên nhân và triệu chứng của đau mắt đỏ

Một số nguyên nhân thường gặp và triệu chứng của bệnh:

  • Do Virus: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do Virus, người bệnh sẽ có một số triệu chứng: Mắt cộm, ngứa, có gỉ liên tục, chảy nước mắt, thị lực suy giảm… Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác đi kèm: Viêm họng, cảm cúm… Khi tiếp xúc với nước mắt của bệnh nhân có thể mắc bệnh dễ dàng. 
  • Do vi khuẩn: Thường do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus… gây ra. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra tổn thương nặng. Một số triệu chứng hay gặp: Gỉ mắt vàng hoặc xanh gây dính mí mắt, cộm ngứa… Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các diễn biến nặng viêm loét giác mạc, suy giảm thị lực… Dễ dàng mắc bệnh nếu tiếp xúc với dịch mắt của người bệnh.
  • Di dị ứng: Một nguyên nhân phổ biến nữa là người bệnh có thể có thể dị ứng bụi, phấn hoa, lông động vật… Nguyên nhân này xảy ra theo mùa, dễ tái phát và kéo dài. Một số triệu chứng thường gặp: Cộm ngứa, chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng… Với nguyên nhân do dị ứng thường không có khả năng lây lan.

III. Chữa đau mắt đỏ tại nhà

1. Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt tùy theo nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh. Sử dụng thuốc nhỏ mắt nước muối hoặc dùng nước mắt nhân tạo để có thể làm dịu triệu chứng đau mắt đỏ. Tất nhiên, cần vệ sinh tay trước khi chạm vào mắt và giữ mắt luôn sạch sẽ. Bạn nên nhỏ thuốc nhỏ mắt khoảng 5-6 lần/ ngày, sau đó lấy tăm bông thấm khô, lau sạch gỉ và để trong túi bóng kín để phòng ngừa lây lan. Việc rửa sạch mắt liên tục như vậy có thể giúp giảm triệu chứng đáng kể.

20231107_Ob2cma31.jpg

2. Chườm ấm

Để giảm các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là chườm ấm cho mắt. Có thể lấy một chiếc khăn sạch, ngâm trong nước nóng và vắt ẩm khăn và đắp lên mắt khoảng 10 phút. Lưu ý cần vệ sinh tay sạch sẽ, sử dụng khăn sạch cho mỗi bên mắt nếu bị đau mắt đỏ hai mắt.Và không nên sử dụng nước nóng quá vì da vùng quanh mắt rất nhạy cảm. Nhiệt độ cao từ khăn sẽ làm giãn tĩnh mạch máu giúp giảm kích ứng và giúp mắt không bị khô nhờ tăng lượng dầu trên mí mắt.

3. Chườm lạnh

Nếu trường hợp chườm nóng không cải thiện, người bệnh có thể áp dụng chườm lạnh. Sử dụng khăn sạch và ngâm trong nước lạnh, vắt khô khăn và đắp lên mắt. Đắp khăn lạnh giúp làm dịu vết sưng và giảm ngứa do kích ứng, điều này góp phần làm giảm các triệu chứng đau mắt. Tuy nhiên cũng giống như đắp khăn ấm, cần sử dụng khăn lạnh với nhiệt độ thích hợp. 

4. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống không ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh nhưng một số chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp mắt nhanh khỏi. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C, E, B6, B9, B12, Omega 3 giúp cho đôi mắt khỏe mạnh. Các chất chống oxy hóa như Lutein làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Vậy nên để nhanh khỏi bệnh đau mắt đỏ, người bệnh nên:

  • Tăng cường các loại rau có màu xanh đậm: Súp lơ, rau cải…
  • Bổ sung các loại rau củ, hoa quả có màu cam: Bí ngô, đu đủ, cà rốt…. Bởi chúng giàu Beta Carotene giúp cải thiện tình trạng bệnh ngày càng nặng và tăng cường hệ miễn dịch
  • Thịt nạc, lòng đỏ trứng
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để mắt luôn giữ độ ẩm cần thiết.

Đồng thời người mắc bệnh đau mắt đỏ lưu ý:

  • Không sử dụng chất kích thích: rượu bia, đồ uống có cồn…
  • Đồ ăn chứa gia vị cay, nóng 
  • Thủy hải sản có mùi tanh
  • Nước uống có ga, đồ uống có nhiều đường

20231107_z9Kgugw3.jpg

 

Tổng hợp nguồn: Bệnh viện Tâm Anh, Nhà thuốc Long Châu và một số nguồn khác.

Bài trước Bài sau